Lượng giác, mà chúng ta học được ở lớp 11, đối với các bạn học sinh hiện giờ coi như một cực hình. Tại sao lại như thế? Thứ nhất, các công thức rất khó nhớ. Thứ hai, đã khó mà còn lại nhiều nữa! Cuối cùng là, tại sao phải học môn quỷ này chứ. Đó cũng là suy nghĩ của mình khi học lượng giác. Tuy nhiên khi đọc lại lịch sử cũng như những ứng dụng của nó, mình đã có một suy nghĩ khác. Nhờ nó mà con người chúng ta đã làm được các điều kì diệu. Đầu tiên là thời Ai Cập cổ đại, họ đã phát triển lượng giác sơ khai để có thể xây dựng được Kim Tự Tháp, tạo ra đồng hồ mặt trời để xem thời gian. Xa hơn nữa họ còn dùng lượng giác để tính toán thiên văn như: đo khoảng cách đến các ngôi sao gần, ... Sau này, lượng giác ngày càng phát triển mà tính ứng dụng của nó trải khắp các ngành khác như địa lý, lý thuyết âm nhạc, kinh tế học, điện tử học, lý thuyết xác suất thống kê, sinh học, y học, vật lý học, đồ hoạ máy tính, ... vân vân nhiều quá kể không hết.
Học toán ở VN ngày càng trở nên nặng nề và nhàn chám. Một phần là vì thiếu các ví dụ ứng dụng trong thực tiễn hằng ngày. Vì thế Blog ứng dụng Toán học trong cuộc sống mong tiếp thêm sinh khí, để môn Toán học không còn là môn học chán ngắt, vô vị nữa.