Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Toán 12.

Các bài đăng gần đây

Toán lớp 10: Ứng dụng mệnh đề, tập hợp vào cuộc sống (P1)

Không ít các em học sinh, khi mới bắt đầu học năm đầu tiên cấp 3, rất bỡ ngỡ với toán đại số lớp 10. Những câu thường bắt gặp phải là: "Tại sao phải học toán mệnh đề, tập hợp?", "Học không hiểu gì hết trơn",... Tuy nhiên, do các bạn chưa nhận ra sự cần thiết của nó trong thực tế, để hiểu rõ hơn các bạn hãy xem một vài ví dụ dưới đây:

Toán lớp 10,11: Ứng dụng xác suất, thống kê vào cuộc sống (P2)

Ở bài trước chúng ta đã điểm qua một số ứng dụng của đơn giản của xác suất vào trong cuộc sống. Để các bạn có cái nhình sâu sắc hơn về tính ứng dụng của nó, ở bài này và một số bài sau nữa tôi xin đưa thêm một số ứng dụng của nó trong một số lĩnh vực cụ thể. Đối với bài này, tôi sẽ giới thiệu về tính ứng dụng của nó trong những trò chơi may rủi hằng ngày.

Toán lớp 10,11: Ứng dụng xác suất, thống kê vào cuộc sống (P1)

Xác suất thống kê là một môn có ứng dụng to lớn trong cuộc sống chúng ta. Ngày nay trong thời đại công tin, với số lượng dữ liệu khổng lồ chưa từng có, nên xác suất thống kê càng phát huy tác dụng của nó. Tuy nhiên, các kiến thức liên quan đến xác suất thống kê trong chương trình phổ thông lại bị phớt lờ . Trong khi đó các môn như tích phân, số phức, ... lại được chú trọng, do được đưa vào chương trình thi đại học (không phải tôi nói các môn này không quan trọng, nhưng các môn này chỉ nên dành cho các bạn sao này muốn đi chuyên về ngành khoa học tự nhiên). Vì thế, tôi hy vọng sao các bài viết về tính ứng dụng của xác suất, thống kê vào cuộc sống, sẽ giúp tiếp thêm ngọn lửa đam mê. Giúp các bạn có thể tìm hiểu thêm về một môn học rất hữu ích cho chúng ta. Chú ý với các bạn là: hầu như ngành học nào của đại học cũng học về xác suất thống kê. Trước khi nêu ra các ứng dụng của nó, chúng ta cũng cần điểm qua một số khái niệm cơ bản về xác suất, thống kê, để có thể dễ dàng hình dung về n

Toán lớp 11: Ứng dụng lượng giác trong cuộc sống (P1)

Lượng giác, mà chúng ta học được ở lớp 11, đối với các bạn học sinh hiện giờ coi như một cực hình. Tại sao lại như thế? Thứ nhất, các công thức rất khó nhớ. Thứ hai, đã khó mà còn lại nhiều nữa! Cuối cùng là, tại sao phải học môn quỷ này chứ.  Đó cũng là suy nghĩ của mình khi học lượng giác. Tuy nhiên khi đọc lại lịch sử cũng như những ứng dụng của nó, mình đã có một suy nghĩ khác. Nhờ nó mà con người chúng ta đã làm được các điều kì diệu. Đầu tiên là thời Ai Cập cổ đại, họ đã phát triển lượng giác sơ khai để có thể xây dựng được Kim Tự Tháp, tạo ra đồng hồ mặt trời để xem thời gian. Xa hơn nữa họ còn dùng lượng giác để tính toán thiên văn như: đo khoảng cách đến các ngôi sao gần, ... Sau này, lượng giác ngày càng phát triển mà tính ứng dụng của nó trải khắp các ngành khác như địa lý, lý thuyết âm nhạc, kinh tế học, điện tử học, lý thuyết xác suất thống kê, sinh học, y học, vật lý học, đồ hoạ máy tính, ...  vân vân nhiều quá kể không hết.

Toán Lớp 8: Ứng dụng của định lý Thalès và Tam giác đồng dạng

Trọng tâm của hình học lớp 8 là định lý Thalès và tam giác đồng dạng. Đồng thời đây cũng là một trong những dạng toán khó trong khối trung học cơ sở. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao chúng ta phải cần biết các định lý này? Chúng giúp gì cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày? Chính vì thế bài viết ngày hôm nay sẽ phần nào giải đáp câu hỏi trên, và hi vọng sẽ giúp các bạn có hứng thú hơn khi làm các bài tập về dạng này. Nhưng trước hết chúng ta phải điểm sơ qua các kiến thức cơ bản trước, sau đó mới có thể đi đến phần thực hành. Cụ thể cấu trúc của bài viết này như sau: Định lý Thalès và định nghĩa tam giác đồng dạng; Các ứng dụng trong cuộc sống; Kết luận.